Product Manager (Người quản lý sản phẩm — PM) là một trong những công việc khó định nghĩa nhất trong bất kỳ tổ chức nào, bởi mỗi công ty có một kiểu định nghĩa khác nhau.
Nhiều người nghĩ rằng, công việc của một PM sẽ liên quan đến những việc (lĩnh vực) sau:
- Viết code (Kĩ thuật)
- Tạo các mock-ups (Thiết kế)
- Ký kết hợp đồng (Kinh doanh)
- Lên kế hoạch PR (Truyền thông)
Hoặc có thể mô tả đơn giản hơn:
- Business: Bạn là người tìm cách gia tăng tối đa giá trị của sản phẩm.
- Technology: Bạn không cần thiết phải là người viết code nhưng bạn phải nắm được công nghệ và kĩ thuật xây dựng nên sản phẩm của mình để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.
- User Experience: Bạn là người lắng nghe và thấu hiểu trải nghiệm của người sử dụng.
Giúp đỡ đồng đội (và công ty) mang đến sản phẩm phù hợp cho người dùng.
1. Giúp đỡ đồng đội
Ai là đồng đội của bạn?Đồng đội của bạn là những người làm việc trực tiếp với sản phẩm (hoặc một mặt nào đó của sản phẩm). Những người này gồm:- Chuyên viên thiết kế, kĩ sư, QA (Quản lý chất lượng), nhân viên marketing.
- Những đồng nghiệp khác trong các nhóm hỗ trợ như phát triển kinh doanh, chăm sóc khách hàng, tư vấn pháp luật.
Nhiều người mô tả PM như CEO của sản phẩm.
Đây là một mô tả không đúng, nó có phần phóng đại về tầm ảnh hưởng và quyền hạn của một PM. Bạn không phải là Chủ của sản phẩm mà là Người lãnh đạo của nhóm xây dựng và phát triển sản phẩm.
Vì thế, bạn phải dành thời gian ưu tiên để giúp đỡ đồng đội của mình trong:
Giữ nhịp cho nhóm (Set the cadence)
Quản lý các hoạt động của sản phẩm
Một nhóm chỉ làm việc hiệu quả nhất khi và chỉ khi mọi người đều sở hữu sản phẩm (own the product) và họ có quyền đóng góp và đề xuất ý tưởng cho sản phẩm đó. Người PM giỏi đưa ra các quyết định quan trọng từ đóng góp của các thành viên và chịu trách nhiệm điều hoà những ý kiến bất đồng, đôi khi bạn bắt buộc phải phá vỡ các ràng buộc, và tập hợp sự đồng thuận của mọi người (hoặc ít nhất đảm bảo họ cam kết làm theo kế hoạch) cho những quyết định quan trọng đó.
Ngoài ra, một nhóm hoạt động hiệu quả không có nghĩa là phải làm theo những gì mà PM cho là đúng. Đôi khi, bạn có thể có những ý tưởng tuyệt vời, nhưng điều lưu ý ở đây là không nên thành lập một nhóm chỉ biết làm việc một cách mù quáng. Thay vào đó, bạn nên xây dựng một quy trình hợp tác để cả đội có thể quyết định công việc nào là ưu tiên cần thực hiện.
Là một PM, bạn bắt buộc phải hiểu rõ mục đích và mục tiêu (goals & objectives) của công ty. Và chính xác thì bạn phải làm thế nào để đưa nhóm của mình nằm trong viễn cảnh ấy. Bạn phải lấy tầm nhìn của các founder để làm động lực cho nhóm, giúp họ nhận ra họ đang làm việc để tiến gần đến mục đích đó. Việc hoàn thành các mục tiêu đề ra cho sản phẩm sẽ thúc đẩy chiến lược toàn diện của công ty. Bạn phải khiến họ hiểu rằng họ đang phục vụ cho lợi ích công ty, họ phải hợp tác với các nhóm khác, chứ không đơn thuần là hoàn thành những gì cá nhân họ nghĩ là quan trọng.
Một trong những điều tôi luôn tìm kiếm trong những buổi phỏng vấn tuyển PM là các ứng viên nhắc đến tầm nhìn rộng lớn hơn của công ty thường xuyên như thế nào và họ làm thế nào để đặt mình vào trong viễn cảnh ấy. Cũng giống như giúp đỡ đồng đội của mình, bạn có thể có những ý tưởng tuyệt vời của riêng bạn nhưng bạn nên gắn chúng với tầm nhìn và mục đích của công ty, và đảm bảo chúng được hỗ trợ từ trên xuống dưới để trở thành hiện thực.
Những việc trên chỉ có giá trị khi bạn có thể giúp nhóm của mình đưa sản phẩm đến tay người sử dụng:
Việc đưa sản phẩm ra thị trường tuy quan trọng, nhưng bạn phải giúp nhóm mình đảm bảo đó là sản phẩm phù hợp cho người sử dụng. Bạn có thể giải quyết điều này từ những giải pháp sáng tạo của nhóm và cải thiện chúng từ:
Một khi sản phẩm được tung ra thị trường, bạn phải đo lường được ảnh hưởng mà sản phẩm mang lại:
Phần khó nhất trong xây dựng và phát triển sản phẩm là nắm rõ được trường hợp sử dụng chính. Hãy kể một câu chuyện về ai sẽ sử dụng sản phẩm này và tại sao họ phải dùng nó. Một người PM giỏi nắm rõ người dùng và đại diện cho họ trong hầu hết các buổi họp khi đưa ra các quyết định cho sản phẩm.
Để làm được việc này, bạn phải:
Tổng hợp từ bài viết Let’s talk about Product Management và A Product Manager’s Job của tác giả Josh Elman bởi Giáp Hồng, Hải An, Kim Tuyến.
Đây là một mô tả không đúng, nó có phần phóng đại về tầm ảnh hưởng và quyền hạn của một PM. Bạn không phải là Chủ của sản phẩm mà là Người lãnh đạo của nhóm xây dựng và phát triển sản phẩm.
Vì thế, bạn phải dành thời gian ưu tiên để giúp đỡ đồng đội của mình trong:
- Định hướng — Đảm bảo nhóm lên kế hoạch, ra quyết định, và làm việc với nhau hiệu quả với mục đích và trọng tâm rõ ràng.
- Giao tiếp — Bảo đảm mọi người đều hiểu chuyện gì đang diễn ra, khi nào, và tại sao, đặc biệt là khi có những thay đổi xảy ra.
Giữ nhịp cho nhóm (Set the cadence)
- Xây dựng lộ trình cho nhóm từ các buổi họp brainstorm (mỗi quý một lần).
- Kết nối lộ trình sản phẩm một cách rõ ràng và liền mạch.
- Tổ chức các buổi họp về hoạt động của sản phẩm (định kỳ hằng tuần).
- ACT SOLID (Hành động chắc chắn).
- Ghi chú và chia sẻ những lưu ý trong buổi họp.
ACT SOLID (Analytics, Communications, Trust/Safety, Support, Ops, Legal, International, Design) là cụm từ thường dùng ở Twitter để chỉ các nhóm liên quan trong quá trình xây dựng sản phẩm.Brainstorm hiệu quả
- Mọi người cùng đề xuất các ý tưởng có thể tạo nên ảnh hưởng lớn cho sản phẩm (tất cả ý tưởng đều được hoan nghênh).
- Hỏi đáp khi mọi người đề xuất hoặc trình bày ý tưởng.
- Mọi người bình chọn 3 ý tưởng xuất sắc nhất.
- Mọi người giải thích tại sao và như thế nào lại bình chọn cho ý tưởng đó.
- Bình chọn lại một lần nữa.
- Cuối cùng, bạn sẽ có trong tay 3 bản lộ trình tiếp theo cho sản phẩm.
Quản lý các hoạt động của sản phẩm
- Chia sẻ các tin tức liên quan đến sản phẩm của công ty cho nhóm của bạn.
- Dùng trực giác phán đoán khi nào nên đưa ra các tính năng mới càng sớm càng tốt.
- Học hỏi, rút kinh nghiệm và phân tích các cập nhật, tính năng được ra mắt gần nhất.
- Đánh dấu lộ trình khi bắt đầu phát triển tính năng mới.
- Tìm 1–2 chủ đề quan trọng để brainstorm/thảo luận hoặc chia sẻ ở các sự kiện, meetup.
Một nhóm chỉ làm việc hiệu quả nhất khi và chỉ khi mọi người đều sở hữu sản phẩm (own the product) và họ có quyền đóng góp và đề xuất ý tưởng cho sản phẩm đó. Người PM giỏi đưa ra các quyết định quan trọng từ đóng góp của các thành viên và chịu trách nhiệm điều hoà những ý kiến bất đồng, đôi khi bạn bắt buộc phải phá vỡ các ràng buộc, và tập hợp sự đồng thuận của mọi người (hoặc ít nhất đảm bảo họ cam kết làm theo kế hoạch) cho những quyết định quan trọng đó.
Ngoài ra, một nhóm hoạt động hiệu quả không có nghĩa là phải làm theo những gì mà PM cho là đúng. Đôi khi, bạn có thể có những ý tưởng tuyệt vời, nhưng điều lưu ý ở đây là không nên thành lập một nhóm chỉ biết làm việc một cách mù quáng. Thay vào đó, bạn nên xây dựng một quy trình hợp tác để cả đội có thể quyết định công việc nào là ưu tiên cần thực hiện.
PM không làm ra bất cứ thứ gì hữu hình cho một sản phẩm nhưng thành công của một sản phẩm và nhóm làm ra nó không thể thiếu đóng góp của PM
2. Giúp đỡ công ty
Mục tiêu của công ty cũng chính là mục tiêu của bạnLà một PM, bạn bắt buộc phải hiểu rõ mục đích và mục tiêu (goals & objectives) của công ty. Và chính xác thì bạn phải làm thế nào để đưa nhóm của mình nằm trong viễn cảnh ấy. Bạn phải lấy tầm nhìn của các founder để làm động lực cho nhóm, giúp họ nhận ra họ đang làm việc để tiến gần đến mục đích đó. Việc hoàn thành các mục tiêu đề ra cho sản phẩm sẽ thúc đẩy chiến lược toàn diện của công ty. Bạn phải khiến họ hiểu rằng họ đang phục vụ cho lợi ích công ty, họ phải hợp tác với các nhóm khác, chứ không đơn thuần là hoàn thành những gì cá nhân họ nghĩ là quan trọng.
Một trong những điều tôi luôn tìm kiếm trong những buổi phỏng vấn tuyển PM là các ứng viên nhắc đến tầm nhìn rộng lớn hơn của công ty thường xuyên như thế nào và họ làm thế nào để đặt mình vào trong viễn cảnh ấy. Cũng giống như giúp đỡ đồng đội của mình, bạn có thể có những ý tưởng tuyệt vời của riêng bạn nhưng bạn nên gắn chúng với tầm nhìn và mục đích của công ty, và đảm bảo chúng được hỗ trợ từ trên xuống dưới để trở thành hiện thực.
3. Ra mắt sản phẩm
SHIPPING & PERFECTIONNhững việc trên chỉ có giá trị khi bạn có thể giúp nhóm của mình đưa sản phẩm đến tay người sử dụng:
- Đưa ra những điều kiện/yêu cầu rõ ràng khi nào sản phẩm vừa đủ để ra mắt thị trường.
- Ra quyết định đánh đổi khó khăn giữa hoàn thiện sản phẩm và ra mắt nó.
- Ưu tuyên tuyệt đối việc ra mắt sản phẩm.
Một người PM giỏi hiểu được sự cân bằng mỏng manh giữa hoàn thiện sản phẩm và đưa nó ra bên ngoài.
4. Sản phẩm phù hợp
Tin tưởng vào bản thân nhưng vẫn phải biết lắng ngheViệc đưa sản phẩm ra thị trường tuy quan trọng, nhưng bạn phải giúp nhóm mình đảm bảo đó là sản phẩm phù hợp cho người sử dụng. Bạn có thể giải quyết điều này từ những giải pháp sáng tạo của nhóm và cải thiện chúng từ:
- Các phản hồi của tester và người dùng thử.
- Những lời chỉ trích của những người không muốn sử dụng sản phẩm.
- Góp ý của founder và ban lãnh đạo.
- Bất kì ý tưởng nào mà bạn bắt gặp.
Một khi sản phẩm được tung ra thị trường, bạn phải đo lường được ảnh hưởng mà sản phẩm mang lại:
- Lập mục tiêu về tầm ảnh hưởng của sản phẩm mà bạn muốn đạt được.
- Xác định rõ các thông số mô tả sức ảnh hưởng đó.
- Lập dữ liệu để biết được cái nào hoạt động hiệu quả và cái nào không.
- Luôn để mắt đến những bài học bất ngờ trong quá trình phát triển sản phẩm.
5. Người dùng
Đảm bảo lợi ích của người sử dụngPhần khó nhất trong xây dựng và phát triển sản phẩm là nắm rõ được trường hợp sử dụng chính. Hãy kể một câu chuyện về ai sẽ sử dụng sản phẩm này và tại sao họ phải dùng nó. Một người PM giỏi nắm rõ người dùng và đại diện cho họ trong hầu hết các buổi họp khi đưa ra các quyết định cho sản phẩm.
Để làm được việc này, bạn phải:
- Thấu hiểu những thách thức/vấn đề của người sử dụng.
- Thấu hiểu sản phẩm sẽ mang lại giá trị gì mà người sử dụng đang tìm kiếm.
- Liên tục lắng nghe những phản hồi (thông qua kiểm tra cách người sử dụng dùng sản phẩm, các buổi họp, gặp gỡ trực tiếp người sử dụng, các tin nhắn trên mạng xã hội, v.v…).
Tổng kết
Những việc mà một PM phải làm:- Đưa ra những quyết định quan trọng dựa trên đóng góp của các thành viên trong nhóm.
- Cân bằng sự bất đồng ý kiến trong nhóm và luôn giữ cho sản phẩm đi đúng tiến độ.
- Đảm bảo sự nhất trí của các thành viên trong nhóm (dù họ không đồng ý nhưng vẫn phải cam kết làm đúng theo kế hoạch).
- Đừng cố gắng xây dựng một thứ mà chỉ có bản thân bạn cho là đúng.
- Đừng mong đợi nhóm của bạn sẽ làm theo mệnh lệnh một cách mù quáng.
- Đừng bao giờ quên các đóng góp của mọi người trong quá trình phát triển sản phẩm. (Don’t forget where credit is always due.)
- Kế hoạch cải thiện sản phẩm (hãy họp với tất cả mọi người trong nhóm).
- Bổ sung các công đoạn kiếm tra khác.
- Brainstorm các giải pháp dựa trên dữ liệu và phản hồi thu được.
Sự thật là, không có sản phẩm nào phù hợp cho tất cả mọi người, và việc phát triển sản phẩm là một quá trình liên tục và lặp đi lặp lại để làm cho sản phẩm ngày càng tốt hơn. Công việc của một Product Manager giỏi là dẫn dắt đồng đội mình tiến lên phía trước và vượt qua cuộc hành trình đó.
Tổng hợp từ bài viết Let’s talk about Product Management và A Product Manager’s Job của tác giả Josh Elman bởi Giáp Hồng, Hải An, Kim Tuyến.